☘ THỜI TIẾT NỒM ẨM VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH CHO CÁC BÉ! ☘ ☘ ☘
👉 Thời tiết nồm ẩm tạo điều kiện cho vi-rút, vi khuẩn sinh sôi rất dễ khiến trẻ bị ốm. Trong đó, trẻ chủ yếu mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp tính như viêm mũi, viêm tiểu phế quản, hen… Ngoài ra, trẻ cũng dễ mắc một số bệnh về đường ruột, tiêu chảy cấp, bệnh thủy đậu, các bệnh về da, bệnh viêm kết mạc .
👉 Cách tốt nhất để trẻ không bị mắc các bệnh trong mùa nồm là cần có những giải pháp căn bản để phòng bệnh đúng cách, bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân gây bệnh trong kiểu thời tiết khó chịu này, Gia đình và nhà trường cần lưu ý một số nội dung sau:
🎀 Tăng sức đề kháng: Bằng cách chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học, cân bằng và đầy đủ các dưỡng chất, vi chất, vitamin cần thiết như B1, B12, kẽm…vv. Cho trẻ vận động và thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học như ngủ đúng giờ và đủ giấc. Vệ sinh cơ thể, tay chân cho trẻ thật sạch sẽ sau mỗi bữa ăn, sau khi đi ra đường về.
🎀 Đảm bảo vệ sinh thực phẩm: Cho trẻ ăn chín, uống sôi , hạn chế tối đa việc cho trẻ ăn đồ tái, sống, ăn bằng tay và chọn thực phẩm tươi, sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn khi chế biến thực phẩm, nên cho ăn thêm hoa quả, rau xanh, tránh ăn nhiều chất béo.
🎀 Vệ sinh nhà cửa, lớp học hàng ngày: Cần vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, sử dụng máy hút ẩm để tạo độ khô ráo, sấy thật khô quần áo để tránh tạo điều kiện nấm mốc phát triển.
🎀 Chú ý trang phục của trẻ: Luôn giữ ấm cơ thể cho trẻ bằng cách cho trẻ mặc vừa đủ, trách để toát mồ hôi do mặc nhiều quần áo.
🎀 Giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ: chú ý tới vệ sinh cá nhân trẻ như cắt móng tay, móng chân cho trẻ kịp thời, rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn. vệ sinh răng miệng sau khi ăn.
🎀 Cha mẹ, cô giáo cần để ý những sự bất thường của trẻ như ho, sốt cao, phát ban, quấy khóc kéo dài, mọc mụn nước, sổ mũi... thì đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế điều trị kịp thời. Đặc biệt là phải đưa trẻ đi tiêm chủng đầy
đủ, dúng lịch các loại vắc-xin phòng bệnh theo Chương trình tiêm chủng mở rộng.
👉 Nguồn ST