Chào mừng bạn đến với website Trường Mầm non An Thắng
Cập nhật : 15:48 Thứ năm, 26/5/2022
Lượt đọc: 308

Báo cáo giải pháp sáng tạo 2021-2022

Số/Ký hiệu: 24Ngày ban hành: 26/4/2022
Ngày hiệu lực: 26/4/2022Người ký: Nguyễn Thị Oanh
Trích yếu: “Nâng cao chất lượng chăm sóc và đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non An Thắng”
Nội dung:

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN AN LÃO

TRƯỜNG MẦM NON AN THẮNG

 

Số: /BC-MNAT

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

An Thắng, ngày 26 tháng 04 năm 2022

BÁO CÁO

Thực hiện giải pháp “Nâng cao chất lượng chăm sóc

và đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non An Thắng”

 

Căn cứ kế hoạch số 246/KH-PGD ngày 28 tháng 9 năm 2021 của Phòng Giáo dục về Kế hoạch thực hiện giải pháp sáng tạo "Nâng cao chất lượng chăm sóc và đảm bảo an toàn cho trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non”

Căn cứ kế hoạch số 73 /KH- MNAT ngày 15 tháng 9 năm 2021 của trường mầm non An Thắng về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022.

Căn cứ kế hoạch số 87/KH- MNAT ngày 03 tháng 10 năm 2021 về Kế hoạch thực hiện giải pháp sáng tạo "Nâng cao chất lượng chăm sóc và đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non An Thắng"

Trường mầm non An Thắng báo cáo thực hiện giải pháp “Nâng cao chất lượng chăm sóc và đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non An Thắng” cụ thể như sau:

        "Nâng cao chất lượng chăm sóc và đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non" là nhiệm vụ vô cùng cần thiết không thể thiếu trong mỗi nhà trường. Trẻ đến trường được an toàn, hạnh phúc là tạo niềm tin của các cấp lãnh đạo, phụ huynh đối với nhà trường về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, để tiếp tục thực hiện hiệu quả Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn II và củng cố chuyên đề “nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh, chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non” (2013-2016).

I. CÔNG TÁC THAM MƯU XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ TUYÊN TRUYỀN.

1. Công tác tham mưu

                  - Nhà trường đã tích cực tham mưu với các cấp, các ban ngành đoàn thể chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho việc chăm sóc và đảm bảo an toàn cho trẻ.

2. Công tác tuyên truyền

- Tuyên truyền đến cha mẹ trẻ bằng cách thông qua các buổi họp phụ huynh, lúc đón, trả trẻ, qua các buổi tiếp xúc, qua nhóm Zalo của lớp, messenger… để nâng cao nhận thức cho cha mẹ trẻ và cộng đồng về tầm quan trọng các kiến thức, kỹ năng thực hành tốt, các bài học kinh nghiệm về việc đảm bảo an toàn và chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em nhất là những năm đầu đời; đẩy mạnh sự tham gia và cam kết của cha mẹ đối với thực hiện chăm sóc phát triển toàn diện của trẻ.

3. Xây dựng môi trường vật chất và môi trường tinh thần đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ trong nhà trường.

3.1. Hệ thống cổng, tường bao, sân, vườn trường

- Nhà trường có cổng, tường bao đảm bảo an toàn; có bảo vệ ,đều lắp camera ở cổng trường, hành lang 3 dãy nhà hỗ trợ công tác quản lý, giám sát người lạ vào trường.

- Sân, vườn trường đảm bảo an toàn cho trẻ vui chơi, hoạt động, khám phá, trải nghiệm; vườn trường không có các cây có gai, cây dễ gãy cành, cây có mùi khó chịu, và có độc tố; các đồ chơi ngoài trời đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi.

- Trong khuôn viên trường không có hố, rãnh sâu; bể, giếng nước.

3.2. Phòng sinh hoạt chung

- Nhà trường có 13 lớp học là phòng sinh hoạt chung, các phòng đều đủ diện tích, đủ ánh sáng tự nhiên; Đảm bảo được chiếu sáng và thông gió tự nhiên; mát về mùa hè, ấm về mùa đông.

- Nhà trường đã lắp camera phòng hành chính, bếp ăn để phục vụ cho công tác quản lý của BGH.

- 13/13 lớp đã có điều hòa đảm bảo trẻ được mát mẻ về mùa hè.

- Hệ thống tủ, kệ, giá đựng đồ chơi, đồ dùng, tài liệu…phù hợp với trẻ, đảm bảo chắc chắn, không sắc nhọn, an toàn.

- Hệ thống ti vi, máy tính được treo trên tường phù hợp tầm nhìn của trẻ; đồng hồ, tủ thuốc của lớp,…được treo trên tường.

- Hành lang, lan can đảm bảo an toàn theo quy định.

3.3. Phòng ngủ

- Phòng ngủ của trẻ chung với phòng sinh hoạt chung, yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.

- Được trang bị đầy đủ thảm, xốp, chiếu, tủ, kệ, giá đựng các đồ dùng.

- Trong năm nhà trường đã mua bổ sung đủ phản ngủ, chiếu, chăn đắp cho 13 lớp.

3.4. Phòng vệ sinh

- Có vách ngăn cao 1,2 m ngăn cách giữa 2 khu vệ sinh nam và nữ; Kích thước mỗi ô đặt bệ xí 0,8 m x 0,7 m.

- Sàn nhà vệ sinh đảm bảo dễ lau chùi và không trơn trượt, không thấm nước

- Ở các lớp mỗi lớp có từ 4 đến 5 vòi rửa tay được lắp đặt vừa tầm tay trẻ; đủ xà phòng rửa tay, dung dịch rửa tay khử khuẩn; khăn khô, sạch để lau tay.

- 13/13 lớp có các giá để dép cho trẻ đi trong nhà vệ sinh  

- 13/13 lớp có bình nước nóng được nắp theo thiết kế trung chuyển nước ấm ra vòi rửa tay thuận lợi và an toàn phục vụ quy trình vệ sinh cho trẻ vào mùa đông.

- Chất tẩy, rửa nhà vệ sinh được để trên giá treo trên tường xa tầm tay của trẻ.

- Trong nhà vệ sinh không để thùng, chậu chứa nước

* Đối với lớp mẫu giáo

 - Khu vực rửa tay của trẻ được bố trí riêng với tiêu chuẩn từ 5 trẻ một lượt rửa.

- Trung bình 8 trẻ ở độ tuổi mẫu giáo được sử dụng một bồn cầu vệ sinh;

- Có nhà vệ sinh riêng cho trẻ trai, trẻ gái bằng cách ký hiệu hình ảnh bé trai, bé gái.

* Đối với nhóm trẻ

- Trung bình 4 trẻ có một ghế ngồi bô. Trang bị các thiết bị vệ sinh được lắp đặt phù hợp với độ tuổi và thuận lợi trong việc thực hiện thao tác, quy trình vệ sinh cho trẻ

- Có đủ hệ thống nước nóng lạnh, vòi sen, khu vực để vệ sinh cho trẻ.

3.5. Phòng phụ

 - 13/13 lớp có phòng phụ đủ diện tích 14m2 theo quy định. Bàn ghế, đồ dùng, thiết bị, đồ chơi được sắp xếp khoa học, gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh sạch sẽ; các giá, kệ, tủ đựng có nhãn, ký hiệu thuận lợi cho việc sử dụng và được kê, chốt chắc chắn không có nguy cơ đổ đè vào trẻ.

3.6. Phòng y tế

- Diện tích 5 m2, vị trí thuận tiện cho công tác sơ cứu, cấp cứu, chăm sóc sức khỏe ban đầu. Đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị theo yêu cầu như nguồn nước sạch,  tủ thuốc, giường khám bệnh cho trẻ em, bàn ghế làm việc …

3.7. Đồ dùng cá nhân của trẻ

- Đã mua bổ sung thêm ca, bát, thìa bằng inox đủ cho trẻ

- Các loại đồ dùng cá nhân của trẻ được đánh dấu thống nhất cùng một kí hiệu   phù hợp với độ tuổi, đảm bảo trẻ dễ nhận diện được đồ dùng của mình, đồ dùng được để ở vị trí quy định mà trẻ dễ dàng lấy và cất đi.

3.8. Hệ thống điện, nước

* Hệ thống điện: Cả hai khu lắp hệ thống điện 3 pha đảm bảo an toàn phòng chống chập, cháy, nổ; ổ cắm điện, dây điện, các thiết bị điện được lắp đặt đảm bảo an toàn cho trẻ. Thường xuyên kiểm tra và thay thế các bóng điện bị cháy, hỏng

* Hệ thống nước:

- Sử dụng nguồn nước máy, đủ nước hợp vệ sinh sử dụng sinh hoạt và vệ sinh;                           -  Nước uống và nước muối súc miệng được đun chín và chỉ sử dụng trong ngày, được ủ ấm vào mùa đông. Nước muối được pha đúng tỉ lệ 0,09%.( 0,09 gam muối/ 10 lít nước)

3.9. Xây dựng môi trường tinh thần đảm bảo an toàn cho trẻ

- Đầu tháng 9/2021 nhà trường cho giáo viên ký bản cam kết phòng chống bạo lực học đường, đảm bảo an toàn cho trẻ trong nhà trường.

- Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và cuộc vận động "Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm".

3.10. Công tác phòng chống Covid-19.

       - Nhà trường thực hiện tốt công tác phòng chống Covid-19 Phụ huynh ký cam kết phòng chống dịch Covid- 19 vào tháng 9/2021.

 Tháng 10/2021 đã mua 02 máy đo nhiệt độ, sát khuẩn , dung dịch rửa tay… đảm bảo an toàn, thuận tiện.

     -Thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn trường lớp, đồ dùng đồ chơi đảm bảo sạch sẽ.

4. Nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn cho trẻ

3.1. Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên

* Đổi mới nâng cao chất lượng chăm sóc theo chương trình GDMN

- CB, GV, NV chủ động tích cực học tập, không ngừng nâng cao hiểu biết và kỹ năng chăm sóc vệ sinh, chăm sóc sức khỏe; phòng chống dịch bệnh nói chung, dịch bệnh Covid- 19 nói riêng và đảm bảo an toàn cho trẻ trong nhà trường; Nhà

trường đã cho giáo viên ký cam kết thực hiện phòng chống dịch bệnh Covid-19 ngay từ đầu năm học.

- Giáo viên tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy trình, lịch trình vệ sinh chăm sóc trẻ, rửa tay, rửa mặt, súc miệng nước muối, đánh răng …theo lịch chỉ đạo và phân công của đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng và theo chế độ sinh hoạt của trẻ. Tích cực sáng tạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hướng dẫn giúp trẻ hình thành thói quen vệ sinh văn minh trong trường.

- Giáo viên có ý thức sắp xếp khoa học, gọn gàng, ngăn nắp, an toàn, đồ dùng, thiết bị, đồ chơi trong nhóm lớp, các khu vực trong trường đảm bảo vệ sinh môi trường và thuận tiện, an toàn trong sử dụng.

- CB, GV, NV có thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân và hành vi văn minh, tư thế tác phong phù hợp với công việc; trang phục phù hợp với nhiệm vụ trong trường mầm non. Nhà trường quy định CB, GV, NV mặc đồng phục các ngày trong tuần.

- Tháng 8/2021 đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng bồi dưỡng chuyên môn về kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích và xử lý một số tình huống tai nạn hay xảy ra ở trường mầm non cho CB, GV, NV giúp giáo viên có hiểu biết về quản lí an toàn cho trẻ, có kỹ năng phòng tránh và xử lí một số bệnh và tai nạn thường gặp, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non.

- CB, GV, NV tích cực tham gia các phong trào cải tiến quy trình chăm sóc vệ sinh trẻ; thiết kế đồ dùng, thiết bị chăm sóc vệ sinh phù hợp với trẻ mầm non.

- Ban giám hiệu tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động giáo dục vệ sinh, chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn cho trẻ trong nhà trường bằng cách dự các hoạt động giao nhận, nấu, chia, sắp xếp nội vụ, hoạt động rửa tay, rửa mặt, tổ chức bữa ăn theo kế hoạch hoặc đột xuất có tham gia góp ý, rút kinh nghiệm, cho điểm.

*  Đảm bảo an toàn, phòng chống bạo hành, xâm hại trẻ trong nhà trường

- Đầu năm, hàng tháng rà soát cơ sở vật chất để bổ sung, sửa chữa các đồ dùng đồ chơi trong lớp, ngoài trời để kịp thời khắc phục các nguy cơ mất an toàn để đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.

- Giáo viên ký bản cam kết phòng chống bạo lực; tăng cường giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng tránh bạo lực, xâm hại trẻ em cho giáo viên; chủ động phát hiện các trường hợp trẻ có dấu hiệu bị bạo lực, xâm hại, thông báo, cung cấp thông

tin và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện việc xử lý, điều tra, bảo vệ trẻ em.

- Nhà trường đã xây dựng kế hoạch số   /KH- MNAT, ngày 20/09/2021. Kế hoạch phối hợp với Công an địa phương về công tác an ninh trật tự trường học

-Trong năm học không xảy ra hiện tượng bạo lực, bạo hành học sinh, xúc phạm nhân phẩm, danh dự người học trong nhà trường. Tổ chức ký cam kết “Nói không với hành vi bạo lực”

- Hàng ngày giáo viên cho phụ huynh ký xác nhận gửi và đón trẻ vào sổ đón trả trẻ, không giao nhận trẻ cho người lạ;

- Nhà trường đã tham mưu UBND xã kiểm tra các nhóm trẻ gia đình tự phát trên địa bàn và giải thể 02 nhóm trẻ tư thục do không đủ tiêu chuẩn.

* Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

       - Ký kết hợp đồng thực phẩm với công ty Tâm Bình đảm bảo tính pháp lý

- Nhà trường đã xây dựng kế hoạch số 86/KH-MNAT ngày 01/10/2021.Kế hoạch đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm năm học 2021- 2022.

- Nhà trường xây dựng kế hoạch phòng chống ngộ độc thực phẩm số 94/KH-MNAT ngày 17/10/2021.

- Tháng 09 năm 2021 cho 6/6 nhân viên nuôi dưỡng ký bản cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường.

3.2. Đối với trẻ

* Giáo dục vệ sinh cá nhân, bảo vệ sức khỏe

 - Giáo viên dạy trẻ có hiểu biết, kỹ năng, nề nếp, thói quen giữ gìn vệ sinh thân thể, có ý thức giữ gìn sức khỏe, có hành vi văn minh trong ăn uống;

- Trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động chăm sóc vệ sinh cá nhân. Biết phân biệt hành động đúng, sai trong các hoạt động vệ sinh cá nhân, giữ gìn sức khỏe, phòng tránh một số bệnh, tai nạn thường gặp;

- Trẻ có thói quen, kĩ năng rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn, rửa mặt, rửa tay trước khi đi ngủ, súc miệng nước muối sau khi ăn bữa chính, buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi ngủ dậy

* Giáo dục trẻ biết ứng xử phù hợp với môi trường xung quanh, có khả năng cảm nhận nguy hiểm

- Giáo dục trẻ an toàn khi tham gia các hoạt động trong sinh hoạt, vui chơi, học tập, vệ sinh cá nhân, ăn uống;

- An toàn khi tham gia giao thông

- An toàn khi giao tiếp với người lạ

IV.ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHUNG.

  • Được sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo địa phương, lãnh đạo phòng giáo dục huyện An Lão, sự ủng hộ của các bậc phụ huynh đã đóng góp thực hiện chuyên đề.
  • Bếp ăn hàng năm luôn đạt" Bếp ăn đảm bảo VSATTP" do Trung tâm y tế huyện An Lão cấp.

       - Cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng được bổ sung đáp ứng được nhu cầu chăm sóc và đàm bảo an toàn cho trẻ tại trường

     - Trẻ được an toàn tuyệt đối về thể chất lẫn tinh thần, trong năm không có trẻ nào bị tai nạn thương tích tại trường, không có tình trạng ngộ độc thực phẩm xảy ra.

      - Công tác chăm sóc sức khỏe: Trẻ được cán bộ y tế xã về khám sức khỏe định kỳ, đúng thời gian, trẻ được cân đo vào biểu đồ và đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo biểu đồ của tổ chức y tế thế giới. Tình trạng sức khỏe của trẻ : cân nặng kênh BT:96%,SDD thể nhẹ mức vừa:3%, mức nặng:1%; chiều cao kênh BT:97%,thừa cân:3%

 III.NHỮNG TỒN TẠI KHÓ KHĂN VÀ NGUYÊN NHÂN.

 - Kinh phí cho việc mua mới,  nâng cấp sửa chữa  một số hạng mục còn ít.

- Mức đóng tiền ăn của trẻ còn thấp do nguồn thu nhập của phụ huynh chủ yếu làm nông nghiệp và công nhân lao động.

- Gía cả thị trường biến động, giá thực phẩm cao( giá thịt lợn, tôm…)

- Một số đồ dùng trang thiệt bị chưa bổ sung được theo như kế hoạch do không có kinh phí.

- Đồ chơi ngoài trời cũ lâu năm sửa chữa nhiều lần.

IV. PHƯƠNG HƯỚNG

1. Tiếp tục đầu tư bổ sung các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ chuyên đề;

2. Tăng cường các biện pháp hỗ trợ đội ngũ giáo viên, nhân viên phát huy tính chủ động, sáng tạo, đổi mới hình thức và phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục vệ sinh, chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ;

3. Tiếp tục sắp xếp  không gian, đồ dùng, thiết bị trong nhóm lớp, các khu vực trong trường đảm bảo khoa học, gọn gàng, vệ sinh môi trường, thuận tiện trong sử dụng;

4. Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các quy định, nguyên tắc và nội dung giáo dục đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ.

5. Làm tốt công tác tham mưu với cấp trên đẩy nhanh tiến độ xây dãy nhà 3 tầng và sửa chữa các phòng đang xuống cấp để kịp thời cho cho năm học mới, tăng cường cơ sở vật chất, cải tạo và mua sắm đầy đủ các trang thiết bị cho nhà trường.

V. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

        1. Đối với nhà trường

      - Làm tốt công tác tham mưu để đầu tư cơ sở vật chất cho bếp ăn: máy đun nước uống cho trẻ,bình chứa nước muối bằng inooc, xe đẩy đồ ăn tới các lớp để đưa vào sử dụng trong năm học mới.

     - Thường xuyên kiểm tra, rà soát sửa chữa kịp thời các nguy cơ xảy ra tai nạn cho trẻ ở trường lớp.

     2. Đối với PGD, SGD

    - Tham mưu với các cấp để cấp thêm một số đồ dùng, trang thiết bị cho nhà trường như đồ chơi ngoài trời, đồ dùng trang thiết bị trong lớp.

 - Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho hiệu phó nuôi dưỡng và nhân viên nấu ăn.

         Trên đây là báo cáo giải pháp sáng tạo “Nâng cao chất lượng vệ sinh chăm sóc và đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non An Thắng" Rất mong nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp để nhà trường thực hiện tốt hơn nữa công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.

                                                                           

Nơi nhận:

- Phòng GD&ĐT (Để báo cáo

- UBND xã (Để BC);

- BGH nhà trường;

- Tổ khối trưởng;

- Lưu hs

 

Hiệu trưởng

 

 

Nguyễn Thị Oanh

 

 

      

       

 

 

+Dự kiến thành phần:Lãnh đạo, chuyên viên PGD, phó chủ tịch UBND xã, đại diện PHHS, CBGV, NV toàn trường.

 

STT

Nội dung, chương trình

Thực hiện

Thời gian

1

Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu

Dẫn chương trình

 

8 giờ - 8 giờ 15 phút

2

Báo cáo thực hiện giải pháp sáng tạo “Nâng cao chất lượng chăm sóc và đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non" .

P. Hiệu trưởng nuôi dưỡng

8 giờ 15 phút- 9 giờ 00 phút

3

Phát biểu chỉ đạo của cấp trên

Lãnh đạo địa phương

9 giờ -9 giờ 15phút

4

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của cấp trên và bế mạc

Hiệu trưởng

9 giờ 15 phút-9 giờ 25

5

Thăm quan bếp ăn ,cách chế biến món ăn, công tác đảm bảo VSATTP

Nhân viên nấu ăn

9h 25 - 10 h

6

Tham gia tiệc buffe cùng học sinh 13 lớp

CBGVNV trong nhà trường, Lãnh đạo, phụ huynh, học sinh 13 lớp.

10 giờ - 11h

 

  • Tổ chức đánh giá,rút kinh nghiệm việc: Nâng cao chất lượng chăm sóc và đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non .
  • Trên đây là kế hoạch triển khai thực hiện giải pháp sáng tạo : Nâng cao chất lượng chăm sóc và đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non An Thắng. Đề nghị các đồng chí CBGVNV trong nhà trường nghiêm túc thực hiện. Kế hoạch trên có thể thay đổi để phù hợp với sự chỉ đạo của Phòng GD và ĐT và tình hình thực tế của nhà trường.

 

                   HÌNH THỨC TỔ CHỨC TIỆC BUFFET CHO HỌC SINH

                                                 10h 15 phút ngày 06 tháng 05 năm 2022

 

                                     ****         ****          ***

  1. Thời gian: 10h15 phút , ngày 06 tháng 05 năm 2022
  2. Thành phần: Học sinh trong toàn trường
  3. Địa điểm: Sân khấu, sân trường
  4. Hình thức tổ chức: Che bạt ô, kê bàn, ghế, bày đồ ăn trên bàn
  5. Kinh phí: Tiền ăn của trẻ trong 1 ngày( 20.000/ 1 trẻ)

Các món ăn buffet   : 1. Súp gà

  1. Xúc xích chiên
  2. Nem chua chiên xù
  3. Tôm chiên xù
  4. Gio lụa
  5. Trứng cút chiên
  6. Xôi
  7. Cơm rang thập cẩm
  8. Khoai lang chiên
  9. 10.Sữa chua uống
  10. 11.Chuối

                                              12    .Dưa hấu

               

 

 

 

 

               

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trường Mầm non An Thắng

Địa chỉ: Thôn Bách Phương 2- xã An Thắng- Huyện An Lão- Thành phố Hải Phòng

Điện thoại: 0912838239